HomeChúa tái lâmDấu lạ trên trời

Dấu lạ trên trời

Vào ngày 23/09 năm nay, trên trời sẽ xuất hiện dấu lạ rất thú vị, vô cùng hiếm hoi (khoảng 7000 năm mới có một lần). Cái hình trong bài (được tạo bằng phầm mềm thiên văn Stellarium) mô tả hiện tượng trên. Phần mềm Stellarium có thể xác định chính xác vị trí của các hành tinh trong một thời điểm nhất định.

Người phụ nữ trong hình tượng trưng cho chòm sao Trinh Nữ (Virgo). Vào ngày này, mặt trời (sun) sẽ ở trên vai chòm sao Trinh Nữ, dưới chân là mặt trăng (moon), và trên đầu có 12 ngôi sao. Bình thường chòm sao Sư Tử (Leo) ở trên đầu chòm sao Trinh Nữ chỉ có 9 ngôi sao. Nhưng ngày hôm đó, ba ngôi sao khác là sao Thủy (Mercury), sao Hỏa (Mars) và sao Kim (Venus) sẽ di chuyển đến chòm sao Sư Tử nên trên đầu chòm Trinh Nữ có 12 ngôi sao.

Cách đây gần 2000 năm, sứ đồ Giăng đã thấy hiện tượng hiếm hoi này và đã mô tả nó trong Khải Huyền 12:1-2 “Rồi một dấu lạ lớn xuất hiện ở trên trời: Một phụ nữ mình được bao phủ bằng mặt trời, chân đứng trên mặt trăng, đầu đội vương miện bằng mười hai ngôi sao. Nàng có thai và kêu la đau đớn, quặn thắt vì sắp sinh”. Người phụ nữ ở trên trời chính là chòm sao Trinh Nữ. Vào ngày 23/9, câu đầu tiên sẽ được ứng nghiệm hoàn toàn. Trên đầu chòm sao Trinh Nữ có 12 ngôi sao, ở dưới chân có mặt trăng và trên vai có mặt trời.

Nhưng câu “Nàng có thai và kêu la đau đớn, quặn thắt vì sắp sinh” có nghĩa gì? Bây giờ chúng ta hãy chú ý đến sao Mộc (Jupiter). Dựa vào phần mềm Stellarium, chúng ta biết là vào tháng 11/2016, sao Mộc đã di chuyển vào trong vùng bụng của chòm sao Trinh Nữ. Có thể nói là Trinh Nữ bắt đầu “thụ thai”. Sau đó, sao Mộc vẫn tiếp tục di chuyển trong vùng bụng của Trinh Nữ, ở trong đó khoảng 9 tháng 10 ngày. Đúng ngày 23/09 sắp đến, sao Mộc sẽ ra khỏi chòm sao Trinh Nữ. Như vậy câu “Nàng có thai và kêu la đau đớn, quặn thắt vì sắp sinh” có nghĩa là chòm sao Trinh Nữ đã “mang thai” sao Mộc, và vào ngày 23/09 “sinh ra” sao Mộc.

Như vậy, dấu hiệu mà Kinh Thánh mô tả trong Khải Huyền 12:1-2 sẽ được ứng nghiệm chính xác vào ngày 23/09/2017. Dấu hiệu này có liên quan trực tiếp đến tận thế. Như vậy, tận thế không còn xa nữa. Tôi tin hiệp định hòa bình bảy năm giữa Israel và Palestine sắp được ký kết. Nếu hiệp định này được ký kết thì chắc chắn bảy năm sau, Chúa Giê-su sẽ trở lại để làm Vua trị vì trên trái đất này, trước đó là thời gian tận thế.

Ý nghĩa của dấu lạ trên

Giáo Hội Công Giáo giải thích người đàn bàn trong hình chính là bà Ma-ri, mẹ phần xác của Chúa Giê-su. Còn đứa bé trai được sinh ra là Chúa Giê-su. Tuy nhiên, cách giải thích này mâu thuẫn với với những câu còn lại trong Khải Huyền 12.

Chúng ta thấy có một “con rồng lớn màu đỏ, có bảy đầu, mười sừng và trên đầu có bảy vương miện”. Con rồng này chính là quỷ Sa-tan (câu 9). “Rồng đứng trước người phụ nữ sắp sinh, để khi nàng sinh thì ăn nuốt con của nàng. Người phụ nữ sinh một con trai; con trai ấy sẽ dùng gậy sắt mà cai trị các dân tộc. Nhưng con nàng được tiếp lên đến Đức Chúa Trời, tận ngai của Ngài. Còn người phụ nữ thì chạy trốn vào hoang mạc…Lúc ấy có một trận chiến xảy ra ở trên trời: Mi-ca-ên và các thiên sứ của mình giao chiến với con rồng, rồi nó đã bị ném xuống đất; các thiên sứ của nó cũng bị ném xuống với nó… Khi rồng thấy mình bị ném xuống đất thì đuổi theo người phụ nữ đã sinh con trai (câu 4-6, 7-9,13).

Ngay khi ra đời, Chúa Giê-su không được cất lên trời liền, mà Ngài lên trời sau khi sống lại. Lúc Chúa Giê-su sinh ra cũng không xảy ra cuộc chiến giữa thiên sứ trưởng Mi-ca-ên và Sa-tan, Sa-tan cũng không bị ném xuống trái đất. Điều này sẽ xảy ra vào lúc tận thế sắp đến. Hơn nữa, bà Ma-ri đã không trốn trong hoang mạc suốt 3,5 năm. Câu 11 nhắc đến đứa bé trai ở dạng số nhiều, “Họ đã thắng nó bởi huyết Chiên Con và bởi lời chứng của mình; họ đã không yêu sự sống của mình cho đến chết”. Như vậy đứa bé trai chắc chắn không phải là Chúa Giê-su, mà là những người đắc thắng sẽ được ban cây gậy sắt để cai trị các dân ngoại (xem Khải Huyền 2:26-27).

Vậy người phụ nữ và đứa bé trai này có nghĩa gì?

12 ngôi sao tượng trưng thời của các tổ phụ (như A-bên, Nô-ê, Áp-ra-ham…), trước khi có Môi-se và luật pháp. Những người đó như những vì sao tỏa sáng vào thời của mình. Mặt trăng tượng trưng cho thời Cựu Ước: từ khi có luật pháp cho đến khi Chúa Giê-su xuống thế. Như mặt trăng không tự tỏa sáng được mà chỉ phản chiếu ánh sáng của mặt trời thì những điều trong luật pháp Môi-se chỉ là hình bóng của Đấng Christ (Cô-lô-se 2:16-17). Mặt trời nói đến thời Tân Ước vì lúc đó Đấng Christ là mặt trời thật đã xuất hiện. Người phụ nữ là dân của Đức Chúa Trời trong mọi thời đại. Nhiều chỗ trong Tân Ước cho biết Đức Chúa Trời gọi dân Ngài là người vợ của Ngài (Ê-sai 54:5, 62:3-5).

Đứa bé trai mới sinh ra là phần mạnh mẽ của dân Chúa, là những người đắc thắng. Trong Kinh Thanh, nam tính luôn có nghĩa là mạnh mẽ. Toàn bộ dân Đức Chúa Trời tuy rất đông đảo nhưng lại như một người phụ nữ yếu đuối. Cũng như đứa trẻ mới sinh nhỏ hơn mẹ nhiều, thì những người đắc thắng chỉ là phần thiểu số của dân Chúa. Chỉ có những người đắc thắng sẽ được cất lên trời trước cơn đại nạn, còn đa số dân Chúa phải trải qua cơn đại nạn dài 1260 ngày (câu 6). Khải Huyền 13:7 chứng mình điều này, lúc đó các Cơ Đốc nhân phải giao chiến với con quái thú và bị hắn đánh bại. Sa-tan không hề sợ người phụ nữ mà chỉ sợ đứa bé trai thôi.

Chúng ta phải thắng điều gì để trở thành những người đắc thắng?

– Đánh mất tình yêu ban đầu (Khải Huyền 2:4-5): Hội Thánh Ê-phê-sô tuy đã làm rất nhiều điều cho Chúa, nhưng Hội Thánh này đã đánh mất tình yêu ban đầu, là tình yêu lớn nhất và tốt nhất, dành cho Chúa nên Chúa không chấp nhận. Những người đắc thắng phải là người yêu Chúa với tất cả trái tim, cả tâm hồn, cả sức lực và cả trí khôn.

– Đảng Ni-cô-lai (Khải Huyền 2:6,15-16): Từ Ni-cô-lai trong tiếng Hy Lạp bao gồm hai từ “Ni-cô” là cai trị và “lai” là dân. Ni-cô-lai là thiểu số cai trị trên dân Chúa, là hàng giáo phẩm. Đáng lẽ Chúa Giê-su là Đấng trung gian duy nhất giữa Đức Chúa Trời và con người thì đảng Ni-cô-lai này lại giành quyền trung gian của Chúa. Thay vì đến trực tiếp với Chúa, nghe tiếng Chúa thì các tín đồ lại bị lệ thuộc vào giai cấp hàng giáo phẩm, nên chỉ đi theo con người.

-Trộn lẫn với thế giới (Khải Huyền 2:13): Từ “Bẹt-găm” có nghĩa là “hôn phối”, “kết hiệp”. Ngày nay, Hội Thánh bị trộn lẫn với nhiều điều của thế giới này. Còn Cơ Đốc nhân thì yêu những điều của thế giới này. Những người đắc thắng không được như vậy (xem 1.Giăng 2:15, Gia-cơ 4:4-5). Chúng ta tuy sống trong thế giới này, nhưng chúng ta không thuộc về nó mà chỉ thuộc về Đức Chúa Trời.

– Mang tiếng sống, nhưng đã chết (Khải Huyền 3:1): Ngoài việc đi nhà thờ ra, cuộc sống của phần lớn Cơ Đốc nhân ngày nay không khác gì người của thế gian, cũng chạy theo vật chất, tiền bạc, sự nghiệp,.. và cũng ô uế như họ.

– Hâm hẩm, không nóng không lạnh (Khải Huyền 3:15-16). Có nghĩa là chỉ có hiểu biết về Chúa, những không có thực tại của Ngài. Chúng ta thỏa mãn với hiểu biết về Chúa, nhưng không khao khát được nghe tiếng Chúa, được trải nghiệm thực tại của Ngài. Do đó cũng không nóng cháy cho Chúa . Nếu hâm hẩm, Chúa sẽ nhả chúng ta ra khỏi miệng của Ngài.

Dấu hiệu trong Khải Huyền 12:1-2 sắp xảy ra. Thời gian không còn nhiều nữa. “Hỡi người đang ngủ, hãy thức dậy, hãy vùng dậy từ giữa những người chết thì Đấng Christ sẽ chiếu sáng ngươi.Vậy, hãy xem xét cẩn thận về cách sống của anh em, đừng sống như người dại dột, nhưng sống như người khôn ngoan. Hãy tận dụng thì giờ, vì những ngày là xấu. Vì vậy, đừng trở nên như người dại dột, nhưng phải hiểu rõ thế nào là ý muốn của Chúa” (Ê-phê-sô 5:14-17).

RELATED ARTICLES
8,460FansLike
303FollowersFollow
7FollowersFollow
8,950SubscribersSubscribe

Bài mới nhất