Cứu rỗi tâm hồn không phải là một việc dễ dàng. Sự sống tâm hồn của chúng ta đã sa ngã và hư hỏng. Nó thậm chí còn chống lại ý định của Đức Chúa Trời. Phi-e-rơ đã có kinh nghiệm này trong Ma-thi-ơ 16:21-23. Đề nghị của Phi-e-rơ tuy có ý tốt, nhưng nó lại xuất phát từ tâm hồn sa ngã của ông. Chúa Giê-su gọi vấn đề bằng tên: “Hỡi Sa-tan, hãy lui lại đằng sau Ta!”. Ngài đã nói vậy với Phi-e-rơ. Sau đó, Phi-e-rơ nhận ra rằng tâm hồn của mình cần được cứu rỗi. Ông viết: „.. đạt được được mục tiêu của đức tin anh em, là sự cứu rỗi tâm hồn mình. Về sự cứu rỗi đó, các tiên tri đã tìm kiếm và nghiên cứu, và đã nói tiên tri về ân điển dành sẵn cho anh em“ (1.Phi-e-rơ 1:9-10).
Sự cứu rỗi này (của tâm hồn) đã được các tiên tri của thời Cựu Ước tìm kiếm. Chính những tiên tri này đã nói tiên tri về ân điển dành cho chúng ta, liên quan đến sự cứu rỗi tâm hồn. Điều này cho chúng ta thấy rằng ân điển không chỉ là một món quà mà chúng ta đã nhận được từ Đức Chúa Trời khi chúng ta được sinh lại. Đối với hầu hết các tín đồ, ân điển không gì khác hơn là một món quà mà Đức Chúa Trời ban cho để tận hưởng. Ví dụ, khi một điều gì đó tốt đẹp đã xảy ra, chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời vì lòng thương xót của Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời ban ân điển của Ngài cho chúng ta để làm gì?
Dạy dỗ bởi ân điển
Ân điển của Đức Chúa Trời có một nhiệm vụ lớn hơn nhiều so với việc chỉ là một món quà đối với chúng ta. Phao-lô viết rằng ân điển đến là gì: „Vì ân điển của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ, đem sự cứu rỗi đến cho mọi người. Ân điển đó dạy chúng ta từ bỏ sự không tin kính và những ham muốn của thế gian để sống một cách tiết độ, công bình và tin kính trong đời này“ (Tít 2:11-12).
Lời Chúa bày tỏ: Ân điển của Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta. Chúng ta có quan niệm về ân điển như vậy không? Dạy dỗ có nghĩa là sửa chữa và thậm chí là trừng phạt. Ân điển dạy chúng ta để chúng ta từ chối sự không tin kính và những ham muốn của thế gian. Bài vừa rồi nói đến việc chối bỏ sự sống tâm hồn. Bây giờ, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã ban ân điển của Ngài cho chúng ta vì một mục đích: giúp chúng ta chối bỏ sự sống tâm hồn. Nếu chúng ta không chối bỏ sự sống tâm hồn của mình, thì sự không tin kính và những ham muốn thế gian sẽ xâm nhập vào chúng ta. Đừng nghĩ rằng sự sống tâm hồn của chúng ta là trung lập. Không, nó luôn có khuynh hướng đi theo thế gian và sự không tin kính. Nếu chúng ta không chối bỏ nó, chúng ta trở nên không tin kín và giống thế gian. Nhưng nếu chúng ta từ chối nó, tâm trí của chúng ta sẽ được đổi mới và chúng ta trở nên tiết độ, công bình và tin kính.
Sự hợp tác của chúng ta
Ân điển của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta để dạy dỗ khác với ân điển ban đầu khi chúng ta được sinh lại. Để ân điển có thể dạy dỗ chúng ta, thì chúng ta cần phải hợp tác. Để được sinh lại, chúng ta chỉ cần tin Chúa và chịu báp-tem. Nhưng khi để tâm hồn được cứu rỗi, chúng ta phải hợp tác. Chúng ta phải cùng tác động với ân điển của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta không để ân điển dạy dỗ chúng ta, sự cứu rỗi tâm hồn sẽ không xảy ra. Phao-lô nói đến sự hợp tác này: „Nhưng nhờ ân điển của của Đức Chúa Trời mà tôi được như ngày nay. Ân điển Ngài ban cho tôi cũng không phải là vô ích đâu. Trái lại, tôi đã làm nhiều việc hơn tất cả những người khác, nhưng phải tôi, mà là ân điển Ðức Chúa Trời đã ở cùng tôi“ (1.Cô-rinh-tô 15:10).
Vậy bây giờ ai đã làm việc? Phao-lô hay ân điển? Câu trả lời là: cả hai. Ân điển của Đức Chúa Trời đã cùng làm việc với Phao-lô. Phi-e-rơ cũng chỉ chúng ta cách làm việc cùng với ân điển: „Vậy, anh em hãy thắt lưng cho tâm trí của mình, hãy tiết độ, hãy đặt hy vọng hoàn toàn vào ân điển sẽ được mang đến cho anh em khi Giê-su Christ hiện ra“ (1.Phi-e-rơ 1:13).
Chúng ta phải thắt lưng cho tâm trí của mình. Ân điển không làm điều đó cho chúng ta, mà chúng ta phải làm, nhưng làm cùng với ân điển. Ở đây, Phi-e-rơ nói rằng chúng ta phải đặt hy vọng vào ân điển như vậy. Đặt hy vọng của chúng ta vào ân điển có nghĩa là gì? Chúng ta cùng làm việc với ân điển để tâm hồn chúng ta được cứu rỗi. Ví dụ, chúng ta không cho phép suy nghĩ của mình lang thang tự do. Chúng ta thắt lưng cho tâm trí mình và bắt mọi suy nghĩ phải vâng phục Đấng Christ (xem 2.Cô-rinh-tô 10:5). Đây là một phần quan trọng trong sự hợp tác của chúng ta.
Đức Chúa Trời của mọi ân điển
Cuối thư thứ nhất, Phi-e-rơ nói đến Đức Chúa Trời của mọi ân điển: „Sau khi anh em chịu khổ ít lâu, nguyện Ðức Chúa Trời của mọi ân điển, Ðấng gọi anh em vào sự vinh hiển đời đời của Ngài trong Đấng Christ, chính Ngài sẽ làm cho anh em được trọn vẹn, vững vàng, mạnh mẽ, và kiên cường (1.Phi-e-rơ 5:10).
Ở đây chúng ta cũng thấy rằng Đức Chúa Trời của mọi ân điển muốn làm chúng ta nên trọn vẹn. Điều này cho thấy ân điển không chỉ là một món quà, mà còn dạy dỗ để chúng ta đạt sự trọn vẹn (xem Phi-líp 2:12-13). Đức Chúa Trời của mọi ân điển muốn chúng ta đạt được mục tiêu của đức tin: sự cứu rỗi tâm hồn của chúng ta. Chúng ta hãy cộng tác với ân điển của Đức Chúa Trời!
(Dịch từ bài “Gottes Gnade für die Errettung der Seele” của Himmlisches-Jerusalem.de)