HomeChức Tế Lễ Thánh7 Hội Thánh trong Khải Huyền

7 Hội Thánh trong Khải Huyền

Hội Thánh Thi-a-ti-rơ

Nhưng đó không phải là tất cả. Sau đó là Thi-a-ti-rơ. Đấng Christ đã nói gì về Thi-a-ti-rơ? Thi-a-ti-rơ có nghĩa là “các tế lễ”. Đấng Christ nói đến một người đàn bà tên là Giê-sa-bên. Ở đây còn nói bà ta đã tự nhận mình là một nữ tiên tri. Kinh Thánh cho biết Giê-sa-bên đã từng là một nữ hoàng của nước Israel, nhưng bà không xuất thân từ Israel mà xuất thân từ dân ngoại. Nữ hoàng này thật đáng sợ, đã ra lệnh giết tất cả các tiên tri của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, như một tiên tri, bà đã cám dỗ dân Chúa, làm cho họ thờ thần Ba-anh. Không chỉ vài người mà toàn bộ dân đã phạm tội thờ thần tượng. Khi nhìn lại lịch sử chúng ta thấy sau khi Hội Thánh kết hợp với thế giới thì Hội Thánh đã trở thành một nữ hoàng. Nhưng không phải là nữ hoàng theo như Đấng Christ muốn mà nữ hoàng này đã giết nhiều đầy tớ của Đấng Christ. Ví dụ như tòa án dị giáo ở Tây Ban Nha, bức hại nhóm Waldensian, nhóm Albigenses… Đọc lịch sử giáo hội, chúng ta sẽ rất sửng sốt vì thấy vô số máu tuôn đổ trong giai đoạn đó. Có thể nói máu như chảy ra từ các sách sử. Đặc biệt sự dạy dỗ của giáo hội Công Giáo La Mã đã làm toàn bộ Cơ Đốc nhân lìa bỏ Lời Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh để thờ thần tượng dưới mọi hình thức. Giáo hội còn cấm người dân đọc Kinh Thánh. Kinh Thánh được dịch ra tiếng La Tinh, thứ tiếng mà chỉ có linh mục mới hiểu. Qua đó, giáo lý của giáo hội Công Giáo mới có thể thống trị được dân Chúa. Như vậy, chỉ bằng một câu mà Chúa Giê-su đã cho biết Hội Thánh trong giai đoạn này đã phát triển như thế nào. Và từ năm 1870, giáo lý “giáo hoàng không bao phạm giờ sai lầm” được đề cao.

Điều này đúng như lời mà Chúa nói: ” ….là một nữ tiên tri… dạy và dụ dỗ các đầy tớ của Ta phạm tội gian dâm”. Sự gian dâm thuộc linh này đã phát triển đến mức độ chưa từng có, đến nỗi Hội Thánh có quyền lực thế giới. Các giáo hoàng có thể lập hay bỏ hoàng đế. Lịch sử cho biết là hoàng đế người Đức Heinrich IV trong chuyến đi Canossa. Hoàng đế này phải chờ giáo hoàng ba ngày ở dưới tuyết, không bận trang phục vua chúa mà chỉ bận bộ đồ sám hối. Sau đó, giáo hoàng mới cho phép hoàng đế này vào, rồi giáo hoàng để chân lên cổ của hoàng đế. Điều này có liên quan gì đến Hội Thánh? Trong mắt Đức Chúa Trời đó là sự gian dâm, trộn lẫn với thế giới này và quyền lực. Kế đó là sự thờ cúng thần tượng. Chúng ta thấy trong giáo hội Công Giáo thờ các hình tượng, thờ thánh tích, thờ Ma-ri, rồi các thánh. Quả thật là một sự thờ thần tượng tràn lan.

Kinh Thánh còn cho biết Thi-a-ti-rơ có một sự dạy dỗ, là sự sâu nhiệm của Sa-tan. Từ “sự sâu hiểm” ở đây cũng có nghĩa “điều huyền bí”. Giáo hội Công Giáo La Mã tự hào vì họ có nhiều bí tích. Một trong các bí tích lớn nhất chính là bí tích thánh thể. Giáo hội Công Giáo tin rằng khi cử hành bí tích thánh thể, bánh và rượu sẽ biến thành mình và máu của Đấng Christ. Rồi họ hiến tế Đấng Christ một lần nữa để đền tội cho họ. Không phải đây chính là sự sâu nhiệm của Sa-tan sao? Cái tên “Thi-a-ti-rơ” có nghĩa là “các tế lễ”. Thật đúng như vậy. Ngoài ra, họ còn có sự dạy dỗ về ngục luyện tội. Sau khi một người chết thì xuống ngục luyện tội nên phải cầu nguyện cho người đó. Có nghĩa là người ta phải cầu nguyện cho người chết, cũng phải trả tiền để cầu nguyện hay đi hành hương. Nếu làm như vậy thì thời gian mà người đó ở dưới ngục luyện tội sẽ ngắn lại và người đó có thể lên thiên đàng sớm. Những sự dạy dỗ này từ đâu ra? Đó thật là sự sâu nhiệm của Sa-tan.

Ngoài ra còn có quy định độc thân. Các linh mục phải thề sống độc thân. Thư Ti-mô-thê thứ nhất cho biết rất rõ cấm kết hôn là sự dạy dỗ của các quỷ. Thật không khó để nhận biết được các nguồn gốc của những điều này. Chúng ta có thể dùng Lời Chúa để kiểm tra lại những gì mà nhà thờ dạy dỗ. Cuối Kinh Thánh, trong Khải Huyền 17, chúng ta thấy con điếm lớn Ba-by-lôn. Đức Chúa Trời sẽ làm gì với nó? Đấng phán xét nó, là Đức Chúa Trời đầy uy quyền. Ngài phải phán xét nó vì có quá nhiều máu của các thánh đồ và máu vô tội đã bị đổ ra trong suốt lịch sử, và việc giáo hội còn làm dân Chúa bị lầm lạc. Như vậy, Thi-a-ti-rơ này chính là giáo hội Công Giáo La Mã. Tồi tệ nhất là thời kỳ đen tối Trung Cổ kéo dài 1000 năm. Và không chỉ 1000 năm này mà Kinh Thánh cho biết là bốn Hội Thánh cuối vẫn còn tồn tại cho đến khi Chúa Giê-su trở lại. Vì trong bốn thư này Chúa Giê-su đều nhắc đến sự trở lại của Ngài. Trong thư gửi ba Hội Thánh trước thì Chúa không nhắc. Như vậy Thi-a-ti-rơ là giáo hội Công giáo La Mã từ thế kỷ thứ 6, và sẽ bị phán xét khi Chúa trở lại.

RELATED ARTICLES
8,460FansLike
303FollowersFollow
7FollowersFollow
8,950SubscribersSubscribe

Bài mới nhất